Trọng tài (arbitration) là gì? Thẩm quyền, vai trò của trọng tài

1. Trọng tài (arbitration) là gì ?

Trọng tài (Arbitration) và cụ thể hơn là trọng tài thương mại (Commercial Arbitration) là phương thức giải quyết tranh chấp (Tranh chấp ở đây là các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết bằng trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010) do các bên thỏa thuận, có thể được sử dụng thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng Tòa án.

Arbitration trong hợp đồng được biết đến với thuật ngữ Arbitration clause, hay còn gọi là Điều khoản trọng tài.Điều khoản trọng tài là một điều khoản quan trọng được sử dụng trong các hợp đồng, trong đó yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ thông qua thủ tục trọng tài.

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất đơn giản. Các bên trong tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của họ tới một chủ thể để giải quyết mà các bên tin tưởng sự phán xét của chủ thể đó. Mỗi bên trình bày vụ việc của mình cho người ra quyết định, một chủ thể tư – còn được gọi là “trọng tài viên”. Trọng tài viên lắng nghe các bên, xem xét các tình tiết và lập luận của các bên và đưa ra quyết định. Quyết định đó là chung thẩm và ràng buộc các bên. Sở dĩ quyết định mang tính chung thẩm và ràng buộc bởi vì các bên đã tự thỏa thuận như vậy chứ không bị cưỡng chế bởi bất kỳ nhà nước nào.

Trong điều khoản trọng tài, các bên có thể thảo thuận về việc xác định vi phạm những tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên, việc xác định phạm vi giải quyết bằng trọng tài cần phải dựa trên qui định của pháp luật.

Trọng tài thương mại có nhiều ưu điểm như thủ tục đơn giản, linh hoạt theo thỏa thuận của các bên giúp giải quyết tranh chấp nhanh chóng. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không công khai giúp Doanh nghiệp giữ bí mật được các thông tin tranh chấp có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Có thể nói trọng tài là phương thức hiệu quả để đi đến một quyết định có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp mà không cần đưa ra tòa án (bởi vì pháp luật trọng tài quốc gia và các điều ước quốc tế như Công ước New York đã thừa nhận các phán quyết trọng tài sẽ được tòa án cho thi hành một cách rộng rãi nếu bên thua kiện không tự nguyện thi hành).

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất đơn giản. Các bên trong tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của họ tới một chủ thể để giải quyết mà các bên tin tưởng sự phán xét của chủ thể đó. Mỗi bên trình bày vụ việc của mình cho người ra quyết định, một chủ thể tư, còn được gọi là trọng tài viên. Trọng tài viên lắng nghe các bên, xem xét các tình tiết và lập luận của các bên và đưa ra quyết định. Quyết định đó là chung thẩm và ràng buộc các bên. Sở dĩ quyết định mang tính chung thẩm và ràng buộc bởi vì các bên đã tự thỏa thuận như vậy chứ không bị cưỡng chế bởi bất kỳ nhà nước nào.

Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định về thẩm quyền giải quyết của trọng tài bao gồm những tranh chấp như sau:

– Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

– Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

– Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật qui định được giải quyết bằng trọng tài.

Trường hợp các bên đã xác định loại hình tranh chấp để giải quyết bằng trọng tài nhưng tranh chấp đó lại không thuộc loại có thể giải quyết bằng thủ tục trọng tài và cơ quan trọng tài đã tiến hành giải quyết tranh chấp.

Hoặc trọng tài ra phán quyết nhưng lại vượt ra ngoài phạm vi thẩm quyền xét xử của trọng tài, hoặc phán quyết mâu thuẫn với chính sách công và các nguyên tắc pháp lý cơ bản của quốc gia thì luật pháp về trọng tài của nhiều nước và nhiều qui tắc trọng tài của các tổ chức quốc tế cho phép tòa án có thể xem xét lại và đình chỉ thi hành phán quyết của trọng tài.

 

3. Điều kiện để giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được các bên thỏa thuận trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp tùy từng trường hợp. Thỏa thuận trọng tài được thể hiện ở dạng một điều khoản của hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, nhưng bắt buộc thỏa thuận phải được lập thành văn bản, thỏa thuận văn bản có thể được thể hiện dưới những hình thức sau:

– Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

– Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin giữa các bên.

– Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.

– Trong giao dịch của các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng cứ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác.

– Qua trao đổi về đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận của một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Lưu ý, những trường hợp sau thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu:

– Thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại 2010.

– Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Người xác lập không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.

– Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.

– Hình thức của thỏa thuận không phù hợp với các quy định được nêu ở trên.

– Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.

– Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

 

4. Trọng tài thương mại có những vai trò gì?

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được tiến hành theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội động Trọng tài thuộc một Trung tâm Trọng tài nhất định hoặc bởi Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, tùy thuộc vào quyền lựa chọn của các bên.

So với các phương thức khác như tòa án, hòa giải, thương lượng thì trọng tài có những ưu điểm như: Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, thuận lợi cho các bên. So với Tòa án, trọng tài thương mại đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên, nâng cao được hiệu quả kinh doanh; đảm bảo được bí mật trong quá trình giải quyết tranh chấp; mang tính thân thiện tạo khả năng tiếp tục duy trì mối quan hệ của các bên; là cơ chế giải quyết tranh chấp trung lập cho các bên; các phán quyết của trọng tài có thể được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài; mang tính chuyên môn cao; không đại diện cho quyền lực Nhà nước nên thích hợp để giải quyết các tranh chấp giữa các bên có quốc tịch khác nhau.

    Nếu Quý vị có bất kì câu hỏi hay yêu cầu nào, xin vui lòng điền vào các trường bên dưới và gửi cho chúng tôi




    Nguyễn Đức Toàn
    Tổng giám đốc/Luật sư
    Điện thoại: 0986.918.829
    Nguyễn Thị Thanh Thủy
    Phó tổng giám đốc/Luật sư
    Điện thoại: 0986.918.829
    Bùi Văn Dũng
    Trưởng phòng tư vấn pháp lý
    Điện thoại: 0986.918.829