Mua nợ xấu tại Thị Trường Việt Nam

 

 Vimax Asia mua nợ xấu theo giá trị thị trường và tính phức tạp của khoản nợ và mua nợ xấu theo giá trị thị trường

Vimax Asia mua nợ xấu theo giá trị

Điều kiện:

Khoản nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;

Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;

Khách hàng vay còn tồn tại;

Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay

 

Vimax Asia mua nợ xấu theo giá trị thị trường:

Điều kiện:

Đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại điểm 1 nêu trên;

Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;

Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại;

  • Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.

Vimax Asia đánh giá mức độ ảnh hưởng nợ của các DN

Vai trò của nợ đối với các DN tại Việt Nam

– Tăng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhờ có nợ, các DN có thể tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh với thủ tục đơn giản và chi phí có thể thấp hơn so với đi vay ngân hàng, tùy thuộc vào mối quan hệ tín nhiệm giữa người bán và người mua. Như vậy, nợ giúp gia tăng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

– Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và chi phí lưu thông tiền tệ

Thay vì phải đi vay ngân hàng với thủ tục phức tạp, thời gian giải ngân lâu và có thể phát sinh những chi phí trung gian liên quan đến việc vay vốn, thì DN có thể mua nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí trả sau và mức chiết khấu theo thỏa thuận của hai bên mua bán. Như vậy, việc sử dụng nợ không chỉ có lợi cho DN sản xuất mà còn có lợi cho nền kinh tế vĩ mô vì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không phải cung ứng thêm tiền ra lưu thông, giúp cho các nhà hoạch định chính sách của NHNN thực hiện chính sách tiền tệ dễ dàng hơn.

– Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng DN này thừa vốn nhưng DN khác lại thiếu vốn thường xuyên diễn ra. Nhờ có vay nợ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, không gián đoạn ngắt quãng khi DN bị thiếu tiền tạm thời, đồng thời nó giúp cho các DN khác tiêu thụ được hàng hóa. Điều này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.

– Khuyến khích sản xuất kinh doanh

Theo mẫu nghiên cứu, các DN Việt Nam trung bình đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp khoảng 11,60% tổng vốn kinh doanh. Số vốn này có thể tạo động lực khuyến khích các DN sản xuất kinh doanh và tạo ra nhiều cơ hội kiếm lời. Hơn nữa, các DN còn có khả năng được hưởng một khoản lợi từ chiết khấu nếu thanh toán sớm theo thời gian quy định. Bên cạnh đó, DN cung ứng nợ cũng bán được hàng để tiếp tục chu kỳ sản xuất kinh doanh mới, giảm chi phí bảo quản lưu kho và tạo động lực sản xuất kinh doanh.

Vimax Asia đánh giá  Ảnh hưởng của nợ

 

– Ảnh hưởng đối với DN có nợ tồn đọng

áp lực của một DN có nợ tồn đọng là vô cùng to lớn do các khoản nợ sẽ tạo ra những chi phí không mong đợi, sẽ ăn mòn dần vốn của DN và có khả năng dẫn đến nguy cơ phá sản.

– Ảnh hưởng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng

Nếu DN bị đối tác nợ nhiều thì sẽ có khả năng gia tăng nợ đối với các TCTD. Một tác động lớn đối với TCTD khi có nợ là làm giảm hiệu quả tín dụng và làm tăng chi phí cho TCTD. Nợ tăng cao có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ và giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của TCTD.

– Ảnh hưởng đối với nền kinh tế

Mối quan hệ giữa ngân hàng – khách hàng – nền kinh tế là hết sức chặt chẽ. Nợ phát sinh do khách hàng, DN sản xuất kinh doanh (SXKD) kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, SXKD đình trệ. Sự phá sản của DN, đặc biệt là hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra một cú sốc lớn đối với cả nền kinh tế. Thất nghiệp, bất ổn về an ninh, mất nguồn thu từ thuế hay thiếu sản phẩm đều là các yếu tố làm giảm GDP, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế so với các nước khác.

Vimax Asia tái cấu trúc khoản nợ thông qua hợp đồng mua bán nợ

Sơ đồ tái cấu trúc khoản nợ thông qua mua bán nợ

Khám phá

Mua bán nợ

Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản

Cơ cấu nợ tại thị trường Việt Nam

    Nếu Quý vị có bất kì câu hỏi hay yêu cầu nào, xin vui lòng điền vào các trường bên dưới và gửi cho chúng tôi




    Nguyễn Đức Toàn
    Tổng giám đốc/Luật sư
    Điện thoại: 0986.918.829
    Nguyễn Thảo Ly
    Trưởng phòng tư vấn
    Điện thoại: 0986.918.829
    Trương Thị Thuỳ
    Phó phòng tư vấn
    Điện thoại: 0986.918.829
    Nguyễn Thị Kim Anh
    Trưởng phòng tài chính
    Điện thoại: 0986.918.829
     

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.