Cơ cấu nợ tại Thị Trường Việt Nam

Điều chỉnh lãi suất của khoản nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện thị trường

Vimax Asia thực hiện cơ cấu lại nợ và hỗ trợ khách hàng vay thông qua các biện pháp sau:

a) Điều chỉnh lãi suất của khoản nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện thị trường.

b) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ.

c) Miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ số tiền lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ.

d) Đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ cho khách hàng vay trong trường hợp đánh giá khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt.

e) Bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng trong trường hợp đánh giá khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt hoặc có dự án mới có hiệu quả đảm bảo trả được nợ vay.

Điều kiện:

  • Khách hàng vay có văn bản đề nghị;
  • Khách hàng vay có khó khăn tài chính tạm thời;
  • Khách hàng vay có phương án cơ cấu lại hoạt động, cơ cấu tài chính và kế hoạch trả nợ khả thi;
  • Khách hàng vay có thiện chí hợp tác với Vimax Asia trong quá trình xử lý nợ;
  • Khách hàng vay không thuộc đối tượng đang trong quá trình giải thể, phá sản, thu hồi giấy phép hoạt động.
  • Khách hàng vay không thuộc đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật. 

Cơ cấu nợ là gì?

Cơ cấu là nói đến nguyên tắc kết hợp và hoạt động của các chi tiết này trong cùng một chỉnh thể nhất định và nợ thuật ngữ được dùng để chỉ nghĩa vụ phải thực hiện về việc khoản trả, hay đền bù về vật chất, tài sản. Nợ được hình thành khi một người cho vay một lượng tài sản nhất định.

Như vậy, có thể thấy, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là không cao, đặc biệt là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Có rất nhiều khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, qua quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại Việt Nam, kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, phần lớn doanh nghiệp đối mặt với những khó khăn về tài chính như: thiếu vốn tài trợ cho phát triển kinh doanh, thiếu ngân khoản để thanh toán các khoản nợ vay…

Từ đó ta có thể thấy được rằng cơ cấu nợ là 1 khoản nợ được bên vay và bên cho vay thỏa thuận phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán nợ của bên vay nợ. Nói đến cơ cấu nợ ta thường nhắc đến các từ chuyên ngành như: Nơ công, khoanh nợ, xóa nợ, gia hạn nợ, hoán đổi nợ,.

Tái cấu trúc tài chính là gì? Và nó có lợi ích gì?

Tái cấu trúc tài chính là một quá trình sắp xếp lại hoặc tổ chức lại cấu trúc tài chính, mà chủ yếu là bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Tái cấu trúc tài chính có thể được thực hiện do bị bắt buộc hoặc đó là một phần của chiến lược tài chính của công ty. Việc tái cơ cấu lại tài chính này có thể thực hiện từ bên tài sản hoặc nợ phải trả. Nếu một bên thay đổi thì bên còn lại sẽ theo đổi theo.

Tái cấu trúc nợ là một quá trình tổ chức lại toàn bộ vốn nợ của công ty. Nó liên quan đến việc sắp xếp lại các mục của bảng cân đối kế toán vì nó chứa các khoản nợ phải trả của công ty. Tái cấu trúc nợ thường được sử dụng như một công cụ tài chính hơn là tái cấu trúc vốn chủ sở hữu. Đó là do các nhà quản lý tài chính của công ty phải luôn nhìn vào các lựa chọn để giảm thiểu chi phí vốn và nâng cao hiệu quả của công ty.

Lợi ích của việc tái cấu trúc nợ

Tái cấu trúc nợ sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

Các vấn đề về nợ tồn đọng trong quá khứ sẽ được giải quyết. Hầu hết tại doanh nghiệp gặp khó khăn về nợ vay thì gần như toàn bộ ngân khoản tạo ra từ hoạt động kinh doanh chỉ để giải quyết chi phí lãi vay, mà không chi trả được nợ gốc. Như vậy, nếu cứ tiếp tục hoạt động, mà không tính đến tái cấu trúc nợ thì doanh nghiệp hầu như chỉ đem lại lợi ích cho các chủ nợ. Hơn nữa, dư nợ vay quá nhiều sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ mới (cả nợ vay mới và vốn đầu tư từ các cổ đông) cho mục đích mở rộng hoạt động hoặc thay thế/cải tạo nhà máy, máy móc, thiết bị. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho vấn đề tồn tại của doanh nghiệp trong trung và dài hạn.

Nếu vì các vấn đề về vay nợ mà doanh nghiệp buộc phải đóng cửa thì sẽ có tác động tiêu cực đến các nhóm lợi ích của doanh nghiệp, đặc biệt là nhân viên (do khó tìm được việc làm mới) và các ngân hàng (thu hồi các khoản cho vay từ việc giải chấp các tài sản của doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn việc thu hồi nợ vay từ từ nếu doanh nghiệp tiếp tục hoạt động).

Việc tiếp nhận vốn tài trợ mới, đặc biệt là từ nguồn vốn nước ngoài hoặc từ các đối tác chiến lược đòi hỏi khả năng xác định và giải quyết các vấn đề về vốn vay của doanh nghiệp. Nếu các vấn đề này được xử lý một cách chủ động sẽ tạo ra sự tin cậy từ các nhà đầu tư, và sự tin cậy đó, ngược lại, cũng tác động tích cực đến mối quan hệ của doanh nghiệp với các ngân hàng cho vay.

Tái cấu trúc nợ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.  Nếu không thực hiện tái cấu trúc nợ, các doanh nghiệp đang có vấn đề về vay nợ sẽ khó thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp hoặc cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, mặc dù tiềm năng phát triển là có. Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh sẽ thất bại hoặc các vị trí lãnh đạo, nhân viên và cổ đông sẽ không sẵn lòng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Khám phá

Mua bán nợ

Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản

Mua nợ xấu tại thị trường Việt Nam

    Nếu Quý vị có bất kì câu hỏi hay yêu cầu nào, xin vui lòng điền vào các trường bên dưới và gửi cho chúng tôi




    Nguyễn Đức Toàn
    Tổng giám đốc/Luật sư
    Điện thoại: 0986.918.829
    Nguyễn Thảo Ly
    Trưởng phòng tư vấn
    Điện thoại: 0986.918.829
    Trương Thị Thuỳ
    Phó phòng tư vấn
    Điện thoại: 0986.918.829
    Nguyễn Thị Kim Anh
    Trưởng phòng tài chính
    Điện thoại: 0986.918.829
     

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.