FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là gì? Hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam?

1. Hiểu thế nào về khái niệm FDI?

FDI là cụm từ viết tắt của Foreign Direct Investment – cụm từ này mang ý nghĩa là hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào một quốc gia khác, việc đầu tư này có thể đến từ các cá nhân, các tổ chức nước ngoài. Đây là một hình thức các quốc gia, vùng lãnh thổ thu hút đầu tư từ các quốc gia khác vào quốc gia của mình để nhằm đa dạng hoá hoạt động sản xuất, kinh doanh, điều này cũng nhằm đa dạng hoá nền văn hoá của các quốc gia.

Để thu hút được sự đầu tư của nước ngoài vào nước mình thì các quốc gia thường sẽ có sự điều chỉnh về cơ chế pháp luật để tạo ra các hành lang pháp lý thuận lợi để các nhà đầu tư có cơ hội để đầu tư. Việc đầu tư của những nhà đầu tư mang tính chất dài hạn để thu lại nhiều những lợi ích, có thể kể đến một vài lợi ích khi đầu tư sang thị trường khác như:

– Trước khi đầu tư các nhà đầu tư thường đã phải kiểm tra, rà soát và thống kê những thế mạnh của quốc gia, vùng lãnh thổ được xác định có chủ trương đầu tư, vậy nên việc khai thác các thông tin này sẽ tổng hợp những thế mạnh, khả năng phát triển, điều này cũng nhằm xúc thẩy các quốc gia tìm hiểu thêm về nền kinh tế, văn hoá của các quốc gia khác;

– Khi đầu tư những nhà đầu tư sẽ hướng đến lợi nhuận, hoạt động đầu tư sẽ được tính toán đến khoản lợi nhuận là đầu tiên, một thị trường “màu mỡ” bao giờ cũng là điểm đến cho những nhà đầu tư nước ngoài. Cơ sở tính lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài là dựa trên con số phản ánh sự tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng sẽ tính theo GDP/đầu người của doanh nghiệp.

– Việc đầu tư sang một số quốc gia, vùng lãnh thổ không chỉ mang lại nguồn lợi cho nhà đầu tư mà còn là nguồn lợi của chính quốc gia được đầu tư vào, ví như việc đầu tư có thể sẽ làm thay đổi nền kinh tế của một vùng, miền nào đó trong mỗi quốc gia, điều này cũng giải quyết được những trăn trở về thị trường lao động, giải quyết được những nhân viên còn thiếu việc làm,..

Có thể nói vậy đầu tư sang quốc gia khác vừa là cơ hội, vừa là thách thức với những nhà đầu tư nước ngoài.

2. Doanh nghiệp FDI là gì?

Trong các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa có khái niệm về doanh nghiệp FDI, tuy nhiên sau khi tìm hiểu về hoạt động FDI chúng ta có thể suy luận ra khái niệm doanh nghiệp FDI như sau:

“Doanh nghiệp FDI là những doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, việc góp vốn của thể được triển khai từ khi mới thành lập doanh nghiệp hoặc cũng có thể triển khai từ khâu nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp đã thành lập trước.”

Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam thường mang những đặc điểm như sau:

– Một là, nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc là tổ chức mang quốc tịch nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam

– Hai là, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

 Ba là, vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

 Bốn là, theo quy định của pháp luật Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp một số hạn chế về ngành nghề khi đầu tư vào Việt Nam, sẽ có một số ngành nghề chưa cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận, có một số ngành nghề thì yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện đi kèm. Nhà nước Việt Nam luôn đối xử bình đẳng giữa những nhà đầu tư và có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển. Một số ưu đã cho doanh nghiệp FDI có thể kể đến như: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất,…

– Năm là, doanh nghiệp FDI được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, có các loại hình doanh nghiệp như sau:

+ Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Công ty TNHH Một thành viên hoặc Hai thành viên trở lên;

+ Công ty hợp danh.

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp FDI sẽ phải tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, điều lệ của công ty giống như những doanh nghiệp trong nước.

3. Quy trình thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Để thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thì trước khi thành lập nhà đầu tư cấn phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Đầu tiên, trước khi đầu tư vào Việt Nam nhà đầu tư cần phải rà soát ngành nghề mà mình đang muốn đầu tư vào có rơi vào các trường hợp cấm hoặc đầu tư có điều kiện hay không. Nếu là ngành nghề cấm đầu tư thì nhà đầu tư không tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp có mã ngành đó, còn nếu trường hợp rơi vào ngành nghề có điều kiện thì cần phải rà soát xem điều kiện để hoạt động đối với ngành nghề đó là gì.

– Thứ hai, nhà đầu tư cần phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với mục đích, mong muốn của nhà đầu tư, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc thù riêng, những cơ chế hoạt động, vận hành riêng,

4. Hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có đến hơn 100 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung trong các khu công nghiệp, cụm chế xuất hoặc tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.. Có thể kể đến một vài doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nổi tiếng như:

STT  Tên Doanh nghiệp Trụ sở chính
1 Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam 485 Xa lộ Hà Nội – Phường Linh Tung – thành phố Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
2 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam KCN Yên Phong 1- xã Yên Trung – Huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh
3 Công ty TNHH Một thành viên Keangnam – Vina Keangnam Hanoi Landmark Tower, khu E6, KĐTCầu Giayas, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
4 Công ty TNHH Laguna (Việt Nam) Thôn Cù Dù, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
5 Công ty TNHH Posco – Việt Nam, SX thép Lô 1 KCN Phú Mỹ 2 – Thị trấn Phú Mỹ – huyện Tân Thành – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trên đây là một vài doanh nghiệp FDI tiêu biểu ở Việt Nam, bên cạnh đó còn có rất nhiều những doanh nghiệp khác đã làm thúc thầy nền kinh tế của các tỉnh nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung và đã cung cấp được công việc cho rất nhiều người lao động Việt Nam.

    Nếu Quý vị có bất kì câu hỏi hay yêu cầu nào, xin vui lòng điền vào các trường bên dưới và gửi cho chúng tôi




    Nguyễn Đức Toàn
    Tổng giám đốc/Luật sư
    Điện thoại: 0986.918.829
    Nguyễn Thị Thanh Thủy
    Phó tổng giám đốc/Luật sư
    Điện thoại: 0986.918.829
    Bùi Văn Dũng
    Trưởng phòng tư vấn pháp lý
    Điện thoại: 0986.918.829