Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm những gì?

1. Vi phạm pháp luật thương mại là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Theo đó, hành vi vi phạm pháp luật thương mại là những hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ pháp luật về thương mại được pháp luật bảo vệ.

2. Quy định về các hành vi vi phạm pháp luật thương mại

Căn cứ Điều 320 Luật thương mại năm 2005 quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm:

Thứ nhất, vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài. Ví dụ: trong giấy phép đăng ký kinh doanh thì thương nhân đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nhưng trên thực tế thì thương nhân này lại kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Như vậy, thương nhân trong trường hợp này đã kinh doanh trái với ngành nghề được phép kinh doanh.

Thứ hai, vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh.

Thứ ba, vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán. Như vậy trong quá trình kinh doanh mà đảm bảo các quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình, đồng thời trong vấn đề kinh doanh thì doanh nghiệp cũng phải đảm bảo về việc xuất hóa đơn, chứng từ. trong trường hợp không xuất hóa đơn, chứng từ thì có thể xem đây là trường hợp trốn thuế nếu không xác minh được về thuế là đã nộp.

Thứ tư, vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ.

Thứ năm, vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thứ sáu, buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép. Trong nhiều trường hợp để tăng lợi nhuận cho mình thì nhiều doanh nghiệp đã dùng thủ đoạn buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu sau đó lấy những nhãn mác nổi tiếng của những dòng sản phẩm này nhằm mục đích kiếm lợi nhưng trên thực tế thì chất lượng hàng không đạt tiêu chuẩn mà pháp luật đã quy định.

Thứ bảy, vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Thứ tám, gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thứ chín, vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu.

Thứ mười, vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa.

Mười một, các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể hành vi vi phạm pháp luật thương mại bao gồm hai nhóm:

Thứ nhất, nhóm có hành vi vi phạm chế độ quản lý nhà nước về thương mại.

Thứ hai, nhóm các hành vi vi phạm chế độ quản lý về hợp đồng thương mại.

Ví dụ như việc mua hàng hóa qua internet, có thể thấy mua bán hàng hóa là một nhu cầu thiết yếu của đời sống con người và xã hội. Thông qua hoạt động mua bán, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và phát triển kinh tế. Trước đây, khi công nghệ chưa phát triển hoạt động mua bán hàng hóa trước đây chỉ diễn ra thông qua hình thức mua bán và trao đổi trực tiếp thì hiện tại có các hoạt động mua bán và trao đổi trực tiếp thì hiện tại các hoạt động mua bán hàng hóa đã phát triển đa dạng hơn, tiện ích hơn nhờ sự phát triển của Internet – đó là lĩnh vực thương mại điện tử. Đây là một trong những hình thức kinh doanh mới mẻ nhưng đã phát triển một cách ồ ạt nhờ sự tiện lợi của nó, giúp kết nối giữa người mua và người bán nhanh chóng, bên cạnh đó cũng tồn tại hành vi gian lận, bán hàng giả, hàng kém chất lượng luôn diễn ra thường xuyên gây không ít thiệt hại cho người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán này, theo đó có thể thấy đây là hành vi vi phạm pháp luật về thương mại và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật đề ra.

Những hành vi chúng tôi vừa đưa ra trên đây là những hành vi vi phạm pháp luật về thương mại theo đó tùy từng hành vi sẽ có các đặc điểm và tính chất khác nhau và những hành vi đó đều có mục đích là xâm phạm đến các quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, những hành vi vi phạm đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật đề ra.

 

3. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại

Căn cứ theo quy định tại điều 321. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại Luật thương mại 2005 quy định cụ thể:

1. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:

a) Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

b) Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

2. Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Như vậy sau khi đã xác định được hành vi vi phạm về thương mại sẽ áp dụng các hình thức xử lý theo quy định như xử phạt vi phạm hành chính hay nặng hơn có thể là truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ vào hành vi và hậu quả của người đó gây ra khi vi phạm pháp luật về thương mại và trong cả hai trường hợp nếu như gây thiệt hại cho chủ thể khác hoặc thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương đương với thiệt hại đã gây ra.

Bên cạnh đó còn có các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể như việc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện hay có thể là buộc cá nhân, tổ chức đó phải tiến hành tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, trong một số trường hợp gây những thông tin không chính xác thì buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về sản phẩm hàng hóa đo; buộc thu hồi tên miền của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp… theo quy định của pháp luật.

 

4. Thẩm quyền xử phạt trong hoạt động thương mại

Pháp luật quy định về thẩm quyền xử phạt trong hoạt động thương mại như sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó là việc quy định thẩm quyền xử phạt của lực lượng công an nhân dân. Trong trường hợp vi phạm này thì lực lượng công an nhân dân có quyền đưa ra các hình phạt tương ứng với vi phạm có thể là phạt cảnh cáo hay phạt tiền đến múc tối đa theo quy định của pháp luật, có thể là tước quyền sử dụng giấy phép hay chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả,…

Ví dụ về hành vi bị xử phạt vi phạm pháp luật về thương mại như đối với hành vi đầu cơ hàng hóa, sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá; khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoạc diễn biến bất thường khác…

    Nếu Quý vị có bất kì câu hỏi hay yêu cầu nào, xin vui lòng điền vào các trường bên dưới và gửi cho chúng tôi




    Nguyễn Đức Toàn
    Tổng giám đốc/Luật sư
    Điện thoại: 0986.918.829
    Nguyễn Thị Thanh Thủy
    Phó tổng giám đốc/Luật sư
    Điện thoại: 0986.918.829
    Bùi Văn Dũng
    Trưởng phòng tư vấn pháp lý
    Điện thoại: 0986.918.829